star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Thông điệp môi trường từ sách "Cuộc cách mạng một cọng rơm" của tác giả Masanobu Fukuoka


Cuốn sách "Cuộc cách mạng một cọng rơm" của tác giả Masanobu Fukuoka đã đưa ra một triết lý sống hòa hợp với thiên nhiên, giúp con người giải quyết những vấn đề môi trường đang ngày càng nghiêm trọng.

Tác giả Fukuoka cho rằng, con người chính là nguyên nhân gốc rễ của những vấn đề môi trường. Chúng ta đã khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hóa chất độc hại và sống một cách vô độ. Phương pháp canh tác tự nhiên của Fukuoka là một giải pháp thiết thực để bảo vệ môi trường. Phương pháp này không cày xới, không bón phân, không sử dụng hóa chất, mà dựa vào sức mạnh của tự nhiên để phát triển cây trồng. Phương pháp canh tác tự nhiên mang lại nhiều lợi ích: bảo vệ môi trường, tăng cường sức khỏe cho con người và tạo ra nền nông nghiệp bền vững.

 Cuốn sách " Cuộc cách mạng một cọng rơm" là một lời kêu gọi con người hãy thay đổi lối sống, hướng đến sự hòa hợp với thiên nhiên.

Trong chương 1, tác giả mô tả một mảnh ruộng 25 năm không cày xới vẫn cho năng suất hiệu quả nhờ áp dụng phương thức tự nhiên và theo một thời gian phù hợp.  ”  Hãy nhìn những cánh đồng đại mạch và hắc mạch này. Khi chín, chúng sẽ đạt năng suất khoảng 22 giạ gần 6 tạ trên một nghìn mét vuông………. Thế mà những thửa ruộng này không hề được cày đất suốt hai mươi lăm năm qua. Ông bắt đầu trở về quê và tìm hiểu và dần áp dụng phương thức canh tác ‘không làm gì” . Với tiêu chí 4 không : không cày xới đất, không dung phân bón hoá học, không làm cỏ,  không phục thuộc vào hoá chất.  Tác giả mong muốn được tiếp xúc với thiên nhiên bằng cách bình dị nhất , đơn giản nhất ,chân thật nhất . Khi bắt đầu cuộc cách mạng này ông đã chọn đối tượng nghiên cứu là những cây cam , với phương thức tối giản đó ông đã  không cắt tỉa cây cam,  không làm gì dẫn đến hư hại lớn và ông đặt câu hỏi đâu là hình thái tự nhiên trong đầu tôi. Đến mức độ ông rút ra được nếu không sử dụng thuốc trừ sâu không cắt tỉa thì chúng sẽ mọc quấn vào nhau. “ Trước khi cuộc chiến kết thúc, lúc tôi lên sống ở vườn cam để thực hành điều mà lúc đó tôi cho là làm nông tự nhiên, tôi đã không cắt tỉa cây và không động tới vườn cây…….. Kể từ lúc đó trở đi, câu hỏi “Đâu là hình thái tự nhiên?” luôn ở trong đầu tôi Kết quả  nhận được là 400 cây cam đã chết héo , tác giả không xem đó là hậu quả , vì đối với ông , ông luôn nung nấu cuộc cách mạng này , ông luôn kiên trì , cố gắng hết mình để thành công , sự thành công đó không chỉ là để thoả mãn nỗi niềm riêng của bản thân ông mà còn là sự khao khát cho mỗi con người trong chúng ta nhìn thiên nhiên bằng một ánh mắt đầy nâng niu và trìu mến. Không phải cứ tự nhiên thì đều sẽ tốt, nhưng chẳng mấy ai nắm bắt được giữa tự nhiên và phi tự nhiên , khoảng cách giữa tự nhiên và phi tự nhiên vốn rất là mong manh. Những hành động cổ vũ trở về với tự nhiên và chống lại ô nhiễm dù có đáng tán dương như thế nào cũng không đem tới 1 giải pháp thực sự nếu chúng được tiến hành chỉ để phản ứng lại sự phát triển quá độ của thời đại hiện nay. Việc trở về với thiên nhiên chỉ thực sự có hiệu quả khi tất cả chúng ta đều có ý thức một cách thực thụ , là ý thức cốt lõi về việc bảo vệ chứ không phải là một trào lưu nhất thời để rồi lại lãng quên và lại quay về tổn thương thiên nhiên một lần nữa. Tự nhiên không thay đổi mặc dù cách nhìn tự nhiên luôn biến đổi từ năm này sang năm khác nhưng dù ở thời đại nào làm nông tự nhiên cũng được coi như là ngọn nguồn của nông nghiệp. Từ tời xa xưa , ông cha ta dung những cách tự nhiên nhất để chăm bón cho cây trồng , thời đó không hiện đại như bây giờ , không máy móc , không thuốc thang , ấy vậy mà vẫn cho ra những vụ mùa tốt , những sản lượng thu hoạch đáng kể , điều đó minh chứng cho ta thấy rằng , dù ở thời đại nào thì làm nôngtự nhiên cũng được coi như là ngọn nguồn của nông nghiệp. Liệu con người có thể hiểu được tự nhiên hay không và tự nhiên có hiểu được trong phạm vi những hạn chế của con người hay không . “Các nhà khoa học nghĩ rằng họ có thể hiểu được tự nhiên. Đấy chỉ là lập trường của họ. Bởi vì niềm tin đó, nên họ bỏ công khảo sát tự nhiên và phải đưa nó vào sử dụng mới thôi. Nhưng tôi nghĩ việc hiểu được tự nhiên nằm ngoài tầm với của trí tuệ loài người “

Ở chương 2, Con người can thiệp vào thiên nhiên và dù cố đến mấy cũng không thể chữa lành những vết thương do sự can thiệp đó gây ra. tác giả từng châm biếm cái hành động

này bằng một ví dụ cụ thể rằng :” Người ta làm thế hết lần này đến lần khác. Giống như một gã ngốc dẫm đạp lên mái nhà mình làm vỡ hết ngói. Rồi khi trời bắt đầu mưa và trần nhà bắt đầu rữa ra, hắn mới vội vàng trèo lên chắp vá những chỗ hư hỏng, cuối cùng thì nhảy cẫng lên vui mừng vì mình đã hoàn thành một giải pháp phi thường.” Tác giả đang vạch trần cái sai cho mỗi người trong chúng ta thấy , ngay từ đầu mẹ thiên nhiên ưu ái cho chúng ta một bầu khí quyển trong lành và cảnh quang hung vĩ . Nhưng chính những người tự cho mình là am hiểu đã hành động cách khiến cho thiên nhiên mất đi sự tự nhien vốn có mà biến nó thành nhân tạo . Để rồi khi hậu quả để lại , ta mới lật đật chắp vá, chắp vá một cách đối phó và tự xem nó là thành công . Nên nhớ rằng chẳng có một vết thương nào lành mà không để sẹo , mỗi con người trong chúng ta phải ý thức bảo vệ thiên nhiên một cách nguyên vẹn !Cách giải quyết duy nhất là ko ttuc tiến hành các biện pháp trái tự nhiên vốn từ đầu là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hãy ngừng gây ra những hành đọng tổn thương đối với thiên nhiên sẽ là liều thuốc chữa lành tốt nhất. Masanobu Fukuoka nêu về bốn nguyên tắc của nông nghiệp tự nhiên: Không cày xới đất, không dùng phân hoá học hoặc phân ủ, không làm cỏ bằng việc cày xới hay dùng thuốc diệt cỏ và không phụ thuộc vào hoá chất. Masanobu cũng nêu cụ thể về các phương pháp canh tác làm nông giữa vùng cỏ dại, làm nông với rơm, trồng lúa trên đồng cạn, cây ăn quả, đất vườn, trồng rau như kiểu cây mọc hoang, những điều kiện cho việc từ bỏ hoá chất và các hạn chế của phương pháp khoa học.

Chương 3 tập trung vào vấn đề môi trường và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, tác giả Masanobu Fukuoka phê phán phương pháp canh tác hiện đại sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu, gây hại cho môi trường và sức khỏe con người thúc đẩy phương pháp canh tác tự nhiên, không sử dụng hóa chất, để bảo vệ môi trường và tạo ra hệ sinh thái cân bằng Chia sẻ kinh nghiệm của ông trong việc áp dụng phương pháp canh tác tự nhiên trên mảnh đất của mình, biến nó thành khu vườn trù phú và đa dạng sinh học. Fukuoka cho rằng con người nên học hỏi từ tự nhiên và hợp tác với nó để canh tác cần tôn trọng sự đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật khác nhau .Canh tác tự nhiên không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn giúp con người có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Chương 3 cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về tác động tiêu cực của phương pháp canh tác hiện đại và lợi ích của phương pháp canh tác tự nhiên. Cách tiếp cận của Fukuoka mang tính đột phá và có thể giúp giải quyết một số vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp canh tác tự nhiên cũng có những hạn chế và không phù hợp với tất cả mọi người. Chương 3 là một lời kêu gọi mạnh mẽ cho việc bảo vệ môi trường và canh tác theo hướng bền vững. Cách tiếp cận của Fukuoka là một nguồn cảm hứng cho những ai muốn thay đổi cách thức canh tác và sống hòa hợp với tự nhiên.

Chương 4  tập trung vào vấn đề môi trường và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên tác giả Masanobu Fukuoka đề xuất phương pháp canh tác tự nhiên, thuận theo tự nhiên, không sử dụng hóa chất, cày xới, hay làm cỏ ,ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và sống hòa hợp với tự nhiên .Qua đó ông đã nói lên  sự suy thoái môi trường một cách rõ rệt .Sử dụng hóa chất và máy móc trong canh tác làm cho đất đai bị ô nhiễm, nguồn nước bị ảnh hưởng, và đa dạng sinh học bị suy giảm. Hoạt động công nghiệp và khai thác tài nguyên quá mức cũng góp phần vào sự suy thoái môi trường. Để rồi gây ra những tác động của biến đổi khí hậu ,Biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, bão, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống con người. Giải pháp mà tác giả đã đưa ra là áp dụng phương pháp canh tác tự nhiên, không sử dụng hóa chất, cày xới, hay làm cỏ. Sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng,trồng cây xanh và bảo vệ rừng ,nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Chương 4 của sách "Cách mạng một cọng rơm" đưa ra những cảnh báo về tình trạng suy thoái môi trường và tác động của biến đổi khí hậu. Sự thật luôn hiện hữu trước xung qua ta , sự cảnh báo của tác giả quả đúng sát với thực trạng , đã rất nhiều thiên tai xảy ra đối với loài người , chỉ vì những tác động từ bàn tay con người mà tầng ozon khí quyển bị thủng , cây xanh trong rừng bị chặt sạch , không khí ô nhiễm nặng nề , từ đó biết bao nhiêu trận động đất , lũ lụt xảy ra , đó chính là cơn thịnh nộ của mẹ thien nhiên Tác giả dựa vào những điều xấu đó để răn đe  , chê trách sự nhẫn tâm , tàn phá vô độ của loài người . Khi đặt bút viết cuốn sách này , tác giả không hề xem đây là một cuộc cách mạng , đối với ông đây chỉ là những trải nghiệm , những suy nghĩ và thứ tình yêu to lớn mà ông dành cho thiên nhiên , bạn sẽ chẳng tìm được một bài học hay cách trồng trọt hoặc kĩ năng nào đó , đây chỉ là cuốn sách khiến bạn biết nhìn nhận và yêu thiên nhiên hơn . Vì vậy , cuốn sách có giá trị tham khảo cao cho những ai quan tâm đến vấn đề môi trường và muốn tìm kiếm lối sống bền vững.

 Chương 5 nói về vấn đề môi trường và cách thức con người có thể chung tay bảo vệ môi trường. Fukuoka cho rằng con người là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề môi trường như ô nhiễm, phá rừng, biến đổi khí hậu. Các phương pháp canh tác và quản lý môi trường truyền thống đã phá hủy hệ sinh thái tự nhiên,c on người cần thay đổi cách thức tương tác với môi trường để hướng đến sự bền vững. Một số giải pháp như áp dụng phương pháp canh tác tự nhiên, không sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu, trồng cây theo hệ sinh thái tự nhiên, không cần cày xới hay bón phân . Bảo vệ và tái tạo rừng,  giảm thiểu rác thải và sử dụng năng lượng hiệu quả. Fukuoka đưa ra góc nhìn độc đáo về mối quan hệ giữa con người và môi trường, các giải pháp của Fukuoka mang tính thực tiễn và có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực.  Sách của ông  truyền cảm hứng cho người đọc về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên vẫn có những mặt hạn chế nhất định , các giải pháp của Fukuoka có thể không phù hợp với tất cả các khu vực và điều kiện và sách tập trung nhiều vào phương pháp canh tác tự nhiên, ít đề cập đến các vấn đề môi trường khác.

*Kết luận

 Yêu cầu xảy đến cho việc ngăn chặn con người là khi sự cân bằng tự nhiên của đất đã bị phá vỡ. Đó là khi mà những kĩ thuật nông nghiệp trở nên cần thiết. Sự giả tạo của con người có thể phá hủy đất và để lại những vấn đề dai dẳng cần điều chỉnh và Tự nhiên không thay đổi, cho dù cách thức nhìn nhận tự nhiên luôn thay đổi từ lúc này tới lúc khác. Bất kể là lúc nào, nông nghiệp tự nhiên tồn tại mãi mãi như là suối nguồn của nông nghiệp . Ông đã cho ta thấy được sự pha trộn hoàn hảo giữa những lời khuyên thực tế trong nông nghiệp và những suy tư triết học, và sự pha trộn giữa hai chủ đề này phản ánh quan điểm của ông về mối quan hệ không thể phá vỡ giữa con người và thế giới xung quanh. Thông qua đó chúng ta thấy được rằng  cuốn sách không chỉ kêu gọi một cuộc cách mạng nông nghiệp mà còn là một cuộc cách mạng cá nhân và thông điệp về sự thống nhất sinh thái của nó là vô cùng mạnh mẽ.

*Link đọc sách*

      https://docsach24.co/e-book/cuoc-cach-mang-mot-cong-rom-431.html

 

Kim Phượng