Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ sinh 1941 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Bí danh thường dùng trong hoạt động cách mạng là Lê Phương Thảo. Quá trình công tác của NGƯT Lê Công Cơ:
- Từ 1963 đến 1975: Chủ tịch Hội liên hiệp sinh viên miền Trung Việt Nam
- Từ 1965 đến 1975: Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Trung Trung bộ.
- Từ 1975 đến 1976 : Tổng Thư ký Viện Đại Học Huế kiêm Phó Bí Thư Ban cán sự Đảng Viện Đại Học Huế - Bí thư Thành Đoàn Huế
- Từ 1976 đến 1978: Học viên lớp Cao cấp Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc – Hà Nội
- Từ 1979 đến 1980: Công tác tại cơ quan Uỷ Ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh QNĐN
- Từ 1981 đến 1989: Phó Chủ tịch trực UBMTTQVN QNĐN
- Từ 1986 đến 1992: Giám đốc Trung tâm Anh ngữ thực hành Đà Nẵng
- Từ 1989 đến 1992: Giám đốc Trung tâm Điện tử - Tin học Đà Nẵng
- Từ 1990 đến 1992 : Giám đốc Công ty Du lịch Quảng Nam Đà Nẵng.
- Từ 1991 đến 1994: Giám đốc Cơ sở Ngoại ngữ đào tạo Đại học Tại chức & Mở rộng của Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội tại Đà Nẵng.
- Từ 1987 đến 1992 : Đại Biểu quốc hội Khoá VIII - Đại Biểu Hội Đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (Khoá IV)
- Năm 1993 : Nghỉ hưu.
- Từ 1993 đến 1994: Chủ tịch Hội Đồng Sáng lập Trường Đại Học Tư thục miền Trung.
- Từ 1994 đến 1996: Hiệu trưởng Trường Đại Học Dân Lập Duy Tân
- Từ 1996 đến nay: Uỷ viên Ban chấp hành Hội Khuyến học Việt Nam.
- Từ 1998 đến nay: Chủ tịch Hội Đồng Đại Học Duy Tân - Bí thư Chi bộ - Bí thư Đảng Bộ Đại học Duy Tân.
Thầy Lê Công Cơ đã nhận được những danh hiệu cao quý như Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (2012), Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2016), Tiến sĩ danh dự của Đại học Đông A – Hàn Quốc (2020)....
Với mong muốn giữ tinh thần đại học với ý nghĩa giữ sức sống thanh xuân, giữ khát khao vươn tới cho con người, quốc gia, dân tộc NGƯT Lê Công Cơ đã gói gọi những ước muốn lưu giữ và trao lại tinh thần ấy cho bất kỳ ai có khao khát tự do, khám phá, sáng tạo trong Sách chuyên khảo “Tinh thần đại học”. Sách có 5 chương, mỗi chương là những chủ đề tương đối lập nhau: Chương 1: Tinh thần đại học; Chương 2: Trong một tương lai nhiều thay đổi; Chương 3: Đại học - cơ hội và thách thức; Chương 4: Con người Đại học; Chương 5: Gìn giữ tinh thần Đại học trao truyền khát vọng Duy Tân.
Bạn đọc là sinh viên Đại học Duy Tân có thể tìm đọc sách “Tinh thần Đại học” tại thư viên của Đại học Duy Tân tại cơ sở 209 Phan Thanh hoặc tầng 07 số 03 Quang Trung.
Thạc sĩ Đoàn Thị Cẩm Vân
Tổ bộ môn Lý luận chính trị