star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Nữ sinh Truyền thông đa phương tiện vượt qua áp lực đồng trang lứa


Hành trình vượt qua áp lực đồng trang lứa

Nguyễn Thị Ý Nhiên, sinh viên năm 3 ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện, Khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Trường Đại Học Duy Tân đã vượt qua peer pressure, tự tin trên hành trình tìm kiếm “mình.

Áp lực mang tên “peer pressure”

Khi thế hệ Gen Z là những cá thể mạnh mẽ mang màu sắc riêng và luôn muốn khẳng định bản thân. Thì thật dễ hiểu khi có một loại áp lực nhen nhóm bắt đầu mang tên “áp lực đồng trang lứa - peer pressure”. Và Nhiên cũng không tránh khỏi bởi sự tự ti về bản thân, bắt đầu vướng mắc vào peer pressure.

Nhiên chia sẻ, Fulbright là cả ước mơ của mình khi còn cấp 3. Sau buổi phỏng vấn đầu đời không thành công, cô đã không bỏ cuộc và quyết định học ngành Truyền thông đa phương tiện của Khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Trường Đại Học Duy Tân. Nhiên nghĩ so với các bạn cùng lứa thì hồ sơ mình cần được trau chuốt thêm, cần thêm thời gian để khiến bản thân tự tin hơn vì cô khá nhút nhát. Ngay cả việc giao tiếp cũng khó khăn vì giọng nhỏ, câu cú lủng củng. May mắn, Nhiên đậu hồ sơ khi đăng ký lần 2. “Sung sướng vỡ oà khi hồ sơ của mình được chấp nhận, nó như một minh chứng về việc năng lực của mình không tệ như mình nghĩ và đó là lần đầu tiên Nhiên cảm thấy tự hào và tự tin về bản thân. Niềm vui chưa được bao lâu đã bị dập tắt vì kết quả không như ý muốn. Mình đành phải chia tay Fulbright và trở lại cuộc sống một sinh viên đại học năm 2”.

Nhiên dần thấy những người bạn của mình đạt được thành tựu riêng, đi nhiều nước và tất nhiên cô cảm thấy nhen nhóm sự ganh tị. Hai năm ở Đà Nẵng, Nhiên cảm thấy mục tiêu cuối cùng của mình không được hoàn thành, cô trở nên lạc lõng và không biết hướng đi cho tương lai. Nhiên tự hỏi bản thân: “Mình muốn gì? Mục tiêu của mình là gì và mình sẽ trở thành ai giữa cuộc đời này?”

Nhiên trở nên nhạy cảm và thu mình lại trong căn phòng trọ, khó ăn uống và mất ngủ thường xuyên. Nhiên xin dừng các hoạt động ngoại khoá, các job lúc đấy lại với lý do sức khoẻ và muốn nghỉ ngơi một thời gian nhưng chỉ nghĩ đến việc: Mình tồn tại để làm gì nhỉ? Liệu có ích được chút gì không? “Từ một sinh viên tự tin có thể đứng trước hàng trăm người để trình bày nhưng lại trở thành một người ngay cả thuyết trình trước lớp cũng run. Mình cảm thấy tự ti”.

May mắn rằng khi khó khăn, Nhiên không chỉ có một mình mà còn gia đình, bạn bè luôn bên cạnh động viên, chia sẻ, giúp Nhiên định hướng và biết mình không hề cô đơn. Đó chính là động lực giúp Nhiên có thể vượt qua và hoàn thành tốt những mục tiêu của mình.

Từ khi bước chân vào Đại Học Duy Tân, cô sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện đã tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khoá, hội thảo liên quan đến ngành học thú vị giúp Nhiên phát triển bản thân. Nhiên cũng là thực tập sinh được đánh giá cao tại các công ty Tổ chức sự kiện như: Kinh Kỳ MusicFoundation, Hito Entertainment, Rồng Tiên Sa… Ngoài ra, Nhiên còn là Content Leader của CLB Báo chí và Truyền Thông - JC Chance

Nhiên còn được nhiều người biết đến với vai trò là Ban tổ chức và Editor cho Dự án  mang tên “NHỮNG SẮC MÀU CẢM XÚC” - Your Dreams JCI Da Nang lần đầu tiên được tổ chức ở khu vực Miền Trung. Đây là dự án tổ chức triển lãm và cung cấp thông tin cho cộng đồng về trẻ em tự kỷ. Nhiên rất tâm đắc với dự án này đó là vì sự quan tâm đối với cộng đồng đặc biệt là trẻ em, để thay đổi một phần định kiến của mọi người đối với trẻ em tự kỷ rằng TỰ KỶ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CĂN BỆNH.

Là một cô gái đa năng, Nhiên chưa bao giờ đặt giới hạn nào cho bản thân. Vì theo Nhiên, cuộc sống là unlimit (không giới hạn). Khi đặt giới hạn cho bản thân thì chính việc đó đã làm cho chúng ta thu hẹp khả năng phát triển và đụng chạm với cuộc sống bên ngoài. Thay vì đặt giới hạn, Nhiên sẽ đặt mục tiêu cho bản thân, xẻ chia quá trình của mình thành những giai đoạn nhỏ và bám theo, hoàn thiện mục tiêu đó đến cùng.

Đừng đi theo cái bóng của người khác…

“Mình biết rất khó để có thể tránh khỏi Peer Pressure, nhưng mỗi người có mỗi lựa chọn khác nhau, không có câu trả lời nào là hoàn hảo cho tất cả mọi người. Có thể áp lực tạo ra stress nhưng nó có thể giúp bạn phấn đấu, nếu không có áp lực, con người rất dễ trở nên lười biếng và thui chột khả năng.

Khi đã phấn đấu hết sức nhưng vẫn không thể đáp ứng, mình tìm con đường khác. Không phải bạn không giỏi, mà chỉ là con đường đó không phù hợp với bạn. Chúng ta có nhiều cánh cửa.

STOP COMPARING YOURSELF TO OTHERS (Đừng so sánh mình với người khác), đừng đi theo cái bóng của người khác, hãy học cách chấp nhận và yêu thương bản thân, hãy dũng cảm nhìn vào thực tế, hãy trau dồi thêm kiến thức và biến mình trở thành một phiên bản tốt hơn ngày hôm qua. Cuộc sống là một chuyến hành trình để học và sáng tạo. Hành trình của bạn chẳng liên quan gì tới việc những người khác làm tốt như thế nào hay họ có những thứ gì. Chuyến hành trình ấy chỉ liên quan tới điều mà bạn muốn làm và nơi bạn muốn đi. Đó là tất cả những điều bạn cần phải để tâm đến”.

Hành trình này vẫn chưa kết thúc…