star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra


1. Mục tiêu chung

Sau khi tốt nghiệp, người có trình độ đại học ngành Quan hệ công chúng sẽ đạt được năng lực kiến thức, kỹ năng thái độ cần thiết để tác nghiệp ác hoạt độn xây dựng, duy trì, phát triển hình ảnh và mối quan hệ hai chiều giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… với các nhóm công chúng mục tiêu thông qua việc cung cấp, trao đổi thông tin một cách đúng đẵn, chính xác, trung thực; có khả năng nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu…

Ngoài ra, chương trình còn chú ý đào tạo để phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của đất nước nói chung và ngành Quan hệ công chúng nói riêng, đóng góp vào sự nghiệp kinh tế - xã hội. Sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc chuyên về quan hệ công chúng chuyên nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội…, có khả năng tiếp tục học tập, tham gia ở những bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ công chúng.

2. Mục tiêu cụ thể

* Kiến thức

  • Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin; những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
  • Nhớ và giải thích được các kiến thức cơ bản về thông tin, nguyên lí Von Neumana, mạng truyền thông. Sử dụng được các công cụ xử lý thông tin truyền thông thông dụng; thể hiện sự hiểu biết các khái niệm và học thuyết cơ bản về truyền thông đại chúng (vai trò của báo chí truyền thông trong đời sống xã hội, chức năng cơ bản củ truyền thông, các nguyên tắc về đạo đức báo chí, truyền thông) để trở thành chuyên viên quan hệ công chúng, nhà truyền thông chuyên nghiệp.
  • Hiểu và vận dụng các học thuyết và nguyên tắc của nghệ thuật giao tiếp, truyền thông liên cá nhân và truyền thông qua phương tiện đại chúng để truyền thông một cách hiệu quả bắng hình thức viết, lời nói và dạng thức khác nhau.
  • Hiểu và phân tích vai trò, thế mạnh của các kênh truyền thông đại chúng trong xã hội. Hiểu được các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau và công việc trong ngành công nghiệp truyền thông, quan hệ công chúng; hiểu được mô hình hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông và vai trò, nhiệm vụ của các cá nhân trong tổ chức hoạt động đó.
  • Hiểu được qui trình xây dựng, triển khai và đánh giá một chương trình hoặc chiến dịch quan hệ công chúng, bắt đầu vận dụng kiến thức vào việc thiết kế các chương trình quan hệ công chúng trong thực tế; hiểu được qui trình quản trị truyền thông trong và ngoài tổ chức bằng những phương thức khác nhau.
  • Hiểu một cách cơ bản về thành tố và nguyên tắc trong việc thiết kế trình bày và sản xuất các sản phẩm truyền thông quan hệ công chúng đối nội và đối ngoại in ấn, phát thanh, truyền hình, trang web… và có khả năng vận dụng kiến thức về lĩnh vực nói trên vào thực tiễn nghề nghiệp

* Kỹ năng

  • Nghiên cứu, lập kế hoạch truyền thông, đánh giá các chiến dịch quan hệ công chúng đối nội và đối ngoại.
  • Giao tiếp, trao đổi với lãnh đạo, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác, giới truyền thông, nhà tài trợ và các nhóm công chúng khác của tổ chức.
  • Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá tổng thể hoạt động của một tổ chức, từ đó đưa ra định hướng chiến lược PR, truyền thông hiệu quả; lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với mục đích công việc; tìm kiếm và tổ chức quản lý các nguồn kih phí, tài trợ cho các hoạt động truyền thông của tổ chức; tiếp cận, xử lý và đánh giá thông tin phản hồi từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội.
  • Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản liên quan đến chuyên ngành, tư duy chỉnh thể, logic, tư duy phân tích đa chiều; Kết hợp các kiến thức liên ngành để phát hiện vấn đề, mối quan hệ giữa các vấn đề và tìm ra xu hướng phát triển của lĩnh vực nghiên cứu.
  • Nhận thức về bối cảnh của tổ chức và thích ứng với yêu cầu công việc trong các mô hình tổ chức khác nhau (chính phủ, phi chish phủ, doanh nghiệp, trường học…); Kết nối bằng truyền thông trong nội bộ tổ chức, góp phần hình thành văn hóa tổ chức, làm việc thành công trong tổ chức.

* Thái độ

  • Rèn luyện các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội: Trung thực khi thực hiện công việc; chủ động, chia sẻ trong công việc; luôn có ý thức xây dựng doanh nghiệp, đoàn thể; thái độ làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm với công việc, khách hàng.
  • Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của cơ quan, tổ chức, hội nghề nghiệp đã đề ra; ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ vào công việc hàng ngày để nâng cấp chất lượng của công việc, xây dựng phong cách làm việc hiệu quả.