star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

GIỚI THIỆU SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX


Giáo sư Lê Thành Khôi là một nhà sử học, một học giả uyên bác trên nhiều lĩnh vực, một nhà văn hoá lớn của đất nước.” (Giáo sư Phan Huy Lê). GS-TSKH Lê Thành Khôi đã tốt nghiệp Học viện Luật pháp quốc tế tại Den Haag (Hà Lan). Anh là cây đại thụ khoa học xã hội mà giới trí thức Pháp lẫn VN đều kính nể. Hiếm GS nào cống hiến đa dạng như anh: Kinh tế, Luật học, Sử học, Văn hóa, Giáo dục, Mỹ học, Mỹ thuật. Nổi bật nhất phải kể là Le Vietnam histoire et covilisation (Paris, 1955) được tu chỉnh và tập trung nghiên cứu về VN tiền thuộc địa qua tác phẩm L’ Histoire du Vietnam des origines à 1858. Hai công trình này được dồn lại thành bộ sách tầm vóc Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX do dịch giả Nguyễn Nghị dịch sang tiếng Việt (9.2014). Chỉ với bộ đại thư này, Lê Thành Khôi đã chứng minh đẳng cấp sử gia lớn.

Tác phẩm là sự kết hợp của hai chuyên khảo mang tính kinh điển về lịch sử và văn hóa Việt Nam của Giáo sư Lê Thành Khôi, người thuộc về số ít các sử gia Việt đương đại quan trọng nhất. Đó là cuốn Le Viêt-Nam, Histoire et Civilisation (Việt Nam, Lịch sử và Văn minh, Nxb Minuit, Paris, 1955) và Histoire du Viêt Nam, des origines à 1858 (Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến năm 1858, Nxb Sud-Est Asie, Paris, 1982).Công trình từ lâu đã được các nhà Việt Nam coi như sách tham khảo căn bản khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Đây là lần đầu tiên tác phẩm được coi như kiệt tác sử học này được xuất bản bằng tiếng Việt.

Gs Lê Thành Khôi đã chứng minh mối liên kết chặt chẽ giữa sự hình thành Nhà nước với sự phát triển dân tộc, và dành nhiều trang viết về sự hình thành dân tộc tính của Việt Nam và khẳng định: tình yêu nước, ý thức dân tộc chính là yếu tố quyết định sự phát triển của lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt. Nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá: Dù đã ra mắt độc giả Pháp từ năm 1955, 1982, nhưng cho đến hiện tại, cả 2 công trình chuyên khảo trên vẫn còn giữ nguyên giá trị đối với việc tiếp cận liên ngành và đa ngành trong nghiên cứu lịch sử dân tộc. Gs Lê Thành Khôi viết sử bảo đảm tính khách quan nhưng vẫn thấm đượm tinh thần dân tộc và cái nhìn đầy tin tưởng đối với quê hương, đất nước.

Tổng hợp

ThS. Hồ Thị Ái Phương