star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN (BẬC ĐẠI HỌC)


1.Mục tiêu đào tạo

Chính trị tư tưởng:

+ Thấm nhuần lý luận chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Tuân thủ chủ trương của Đảng và Nhà nước, có lý tưởng xây dựng Xã hội chủ nghĩa.

+ Có tinh thần dân tộc tiến bộ, kiên trì đường lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.

 Phẩm chất đạo đức:

+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

+ Trung thực, khách quan, yêu nghề, yêu dân tộc.

Về kiến thức:

Đào tạo cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện có khả năng sáng tạo và tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện; hiểu và ứng dụng lý thuyết, kỹ năng truyền thông đa phương tiện trong truyền thông xã hội, quản trị website, tổ chức thực hiện các chương trình, chiến dịch truyền thông, các dự án phát triển truyền thông đa phương tiện ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

 Có kiến thức lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp luật Việt Nam liên quan đến ngành học, về quốc phòng an ninh; có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất; Có kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng phù hợp với chuyên ngành Sản phẩm truyền thông đa phương tiện; Có kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn truyền thông đa phương tiện của Việt Nam và thế giới;  Có kiến thức chuyên sâu về quy trình và phương pháp sáng tạo, tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông đa phương tiện; Có đủ trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu việc làm và học tập ở bậc sau đại học trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện.

            Có kỹ năng sáng tạo nội dung truyền thông đa phương tiện:Kỹ năng nhận diện, phân tích và đánh giá tiêu chuẩn sản phẩm, các dòng sản phẩm truyền thông đa phương tiện trên cơ sở các tiêu chí được học; Kỹ năng thực hành, sáng tạo nội dung sản phẩm truyền thông đa phương tiện: xây dựng, phát triển ý tưởng, viết kịch bản truyền thông, thiết kế thông điệp và hình ảnh, thiết kế ứng dụng, chụp ảnh, quay phim, dựng phim, biên tập tác phẩm và sản phẩm truyền thông đa phương tiện… Kỹ năng tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện:Kỹ năng thực hiện, tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông như nhiếp ảnh, phim ngắn, video âm nhạc, các loại hình truyền thông mới như megastory, đồ hoạ 2D, 3D, animations và các kỹ thuật truyền thông số; Kỹ năng điều hành hoạt động sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện trong doanh nghiệp truyền thông và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là đối tác, khách hàng của doanh nghiệp truyền thông. Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, làm việc nhóm; Có kỹ năng tổng hợp, phân tích, xử lý tình huống, quản lý và lãnh đạo trong hoạt động truyền thông; Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong công việc chuyên môn.

 Có năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm. Năng lực lãnh đạo, dẫn dắt trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của ngành truyền thông. Năng lực thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau. Năng lực tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực và đánh giá hiệu quả công việc.

Về kỹ năng: Sinh viên được trang bị những kiến thức về:

+ Đáp ứng yêu cầu theo điều 27-Quy chế đào tạo ĐH&CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

+ Có trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh) theo khung châu Âu, 6 bậc, (tối thiểu sinh viên tốt nghiệp có trình độ B1).

+ Nắm vững kiến thức đại cương, đại cương ngành và chuyên ngành để học các chương trình đại học khác theo quy định và nâng cao trình độ nghiệp vụ.

 + Có kỹ năng vận dụng linh hoạt và phù hợp các khối kiến thức đa dạng và kỹ năng được trang bị trong quá trình học tập và thực tập nghề nghiệp, khả năng làm chủ kiến thức và kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật truyền thông đa phương tiện;

Về thái độ:

- Sẵn sàng đương đầu với khó khăn trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm.

- Có  tinh thần khởi nghiệp. Có năng lực lãnh đạo, dẫn dắt trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của ngành truyền thông.

- Tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.

 Về hành vi:

- Công bằng, trung thực và trách nhiệm;

-  Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập;

-  Có văn hóa ứng xử

+ Chấp hành quy định của pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan.

+ Chấp hành sự phân công, điều động của đơn vị.

Về năng lực:

Người được đào tạo có khả năng đảm nhiệm các vị trí việc làm sau đây:

- Tại các cơ quan quản lý báo chí - truyền thông: Các cơ quan tuyên giáo của các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý của nhà nước về báo chí, truyền thông ở trung ương và các địa phương

- Tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như: thiết kế, quảng cáo, điện ảnh, các cơ quan báo chí, phát thanh – truyền hình, viễn thông, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, các công ty quan hệ công chúng (PR) và quảng cáo, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thông số, phát triển ứng dụng truyền thông đa phương tiện ở mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hôi, văn hoá, công nghệ, giáo dục, giải trí…

- Tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, tập huấn liên quan đến truyền thông đa phương tiện.

   * Các vị trí công việc có thể đảm nhiệm

- Các vị trí chuyên môn trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thông đa phương tiện (giám đốc sản xuất, giám đốc sáng tạo, đạo diễn, biên kịch, biên tập viên, dẫn chương trình, sản xuất và kinh doanh bản quyền format sản phẩm truyền thông đa phương tiện, giám đốc kinh doanh, giám đốc marketing tại các công ty kinh doanh sản phẩm truyền thông số…).

- Chuyên viên quảng cáo, chuyên viên marketing, chuyên viên quan hệ công chúng, chuyên viên truyền thông xã hội, chuyên viên quản trị thương hiệu, quản trị truyền thông trong khủng hoảng, quản lý hình ảnh;

- Nhà tư vấn tổ chức sản xuất sản phẩm và quản lý hoạt động truyền thông đa phương tiện;

- Chuyên viên quản trị Cổng thông tin điện tử, quản trị website của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;

- Chuyên viên quản lý chương trình, chiến dịch truyền thông, quản lý và phát triển dự án truyền thông đa phương tiện…

- Khởi nghiệp và làm chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sản phẩm truyền thông đa phương tiện;

- Ngoài ra, người học sau tốt nghiệp có thể là nguồn đào tạo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực truyền thông đa phương tiện tại các cơ quan nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.

2. Chuẩn đầu ra

            Ngay khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân Truyền thông đa phương tiện, sinh viên có (khả năng):

Về kiến thức

(a)Hiểu được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCS Việt Nam. Hiểu được một cách hệ thống kiến thức các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn có liên quan đến ngành học, như chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, tâm lý, văn học…Vận dụng được phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong nghiên cứu.

(b) Phân tích được các lý thuyết, mô hình truyền thông, các loại hình truyền thông đa phương tiện; đặc điểm, xu hướng truyền thông thế giới và Việt Nam. Phân tích được vấn đề trong lý luận và thực tiễn truyền thông đa phương tiện, bao gồm quản trị truyền thông, xã hội học truyền thông, truyền thông sáng tạo, truyền thông tiếp thị tích hợp.

(c) Xác định được các đối tượng cơ bản của truyền thông đa phương tiện.  Phân tích được các nguyên tắc, tiêu chuẩn nghệ thuật, đồ họa, web ứng dụng trong thiết kế, sản xuất và phát triển, ứng dụng truyền thông đa phương tiện.

(d)Vận dụng được quy trình và phương pháp thiết kế, xây dựng phát triển và ứng dụng sản phẩm truyền thông đa phương tiện.  Phân tích được các vấn đề trong tổ chức hoạt động doanh nghiệp truyền thông. Vận dụng được quy trình và phương pháp tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông đa phương tiện theo từng lĩnh vực.

(e) Phân tích được đặc điểm của nhiếp ảnh, phim ngắn, các sản phẩm truyền thông mới như megastory, video, 2D, 3D,.. trong đó tập trung vào nghiên cứu phân tích đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp sáng tạo. Vận dụng được các quy trình lập kế hoạch và tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thôngđa phương tiện như  nhiếp ảnh, phim ngắn, megastory, 2D, 3D và animation.

 Về kỹ năng

           * Kỹ năng cứng

(f)Sáng tạo trong phân tích có phản biện thông tin và dữ liệu: Khả năng sử dụng thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh đối chiếu thông tin, đưa ra nhận định và kết luận.

(g) Vận dụng các kỹ năng xác định và phân tích những tình huống phức tạp, đưa ra nhiều phương án lựa chọn để xử lý các vấn đề.

(h) Vận dụng kỹ năng giao tiếp sử dụng ngôn ngữ lời nói và văn bản một cách trôi chảy, chuẩn xác, hiệu quả. Vận dụng các kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn ở mức có thể hiểu được ý chính của bài nói hoặc viết về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực truyền thông và có thể diễn đạt được nội dung, ý tưởng về chủ đề dưới hình thức nói và viết.

*Kỹ năng mềm:

(i) Khả năng chịu áp lực công việc

(k) Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, làm việc nhóm;

(l) Có kỹ năng tổng hợp, phân tích, xử lý tình huống, quản lý và lãnh đạo trong hoạt động truyền thông;

Yêu cầu về thái độ

 (m) Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo. Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập. Có tinh thần khởi nghiệp.

(n) Chính trực, tự tin, linh hoạt, phản biện, sáng tạo. 

 (o) Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc