star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tham khảo chương 2: Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng


 

1.Nguồn gốc xã hội dẫn đến sự hình thành ý thức là

A. Hiện thực khách quan

B. Các cuộc cách mạng công nghiệp

C. Quá trình sản xuất vật chất

D. Lao động và ngôn ngữ

2.Trong các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luật nào chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động, phát triển?

A. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lạ

B. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

C. Quy luật phủ định của phủ định

D. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất

3. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình ở đâu?

A. Vật chất biểu hiện sự vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự nhận thức của con người.

B. Vật chất vận động trong không gian và thời gian và thông qua sự vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình

C. Vật chất biểu hiện sự vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình trong vũ trụ và thông qua các lực trong tự nhiên.

D. Vật chất biểu hiện sự tồn tại thông qua sự nhận thức của lực lượng siêu nhiên

4. Chọn đáp án đúng nhất.Theo quy luật phủ định của phủ định, khuynh hướng đặc trưng của sự phát triển là:

A. Đi lên theo hướng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn và có tính kế thừa

B. Phát triển theo hướng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn và do tinh thần thế giới quyết định

C. Vận động đa dạng, có thể thụt lùi so với cái ban đầu

D. Đứng im, hoặc vận động đa dạng, có thể thụt lùi so với cái ban đầu

5. Lênin đã đưa ra định nghĩa khoa học về phạm trù vật chất trong tác phẩm nào?

A. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.

B. Thế nào là người bạn dân?

C. Nhà nước và Cách mạng

D. Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của Triết học cổ điển Đức

6. Theo Ph.Ănghen, tính thống nhất vật chất của thế giới được chứng minh bởi:

A. Thực tiễn lịch sử.

B. Thực tiễn cách mạng.

C. Sự phát triển lâu dài của khoa học.

D. Sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên.

7. Phát triển chính là quá trình được thực hiện bởi:

A. Sự tích lũy dần về lượng từ trong sự vật cũ

B. Sự vận động của mâu thuẫn vốn có của sự vật

C. Sự phủ định biện chứng đối với sự vật cũ

D. Cả A, B, C

8. Khái niệm trung tâm mà Lênin sử dụng để định nghĩa về vật chất là khái niệm nào?

A. Phạm trù triết học.

B. Thực tại khách quan.

C. Cảm giác

D. Phản ánh

9. Cơ sở Lý luận trực tiếp của phương pháp phân tích và tổng hợp là:

A. Mối liên hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

B. Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực

C. Mối liên hệ giữa nội dung và hình thức

D. Mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung

10.Trong hoạt động thực tiễn biểu hiện của thái độ phủ định sạch trơn cái cũ, là do không nhận thức và vận dụng đúng quy luật nào của phép biện chứng duy vật?

A. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại

B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

C. Quy luật phủ định của phủ định

D. Không có quy luật nào

11. Xác định câu trả lời đúng nhất theo quan điểm triết học Mác- Lênin:Quan điểm toàn diện yêu cầu.

A .Phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng yếu tố, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật, hiện tượng.

B .Không cần phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt,từng yếu tố, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật, hiện tượng.

C. Chỉ cần đánh giá đúng vị trí, vai trò của những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu của sự vât, hiện tượng là đủ

D. Cả B và C

12. Phạm trù nào sau đây là phương thức tồn tại và là thuộc tính cố hữu của vật chất:

A. Quy luật

B. Vận động

C. Phát triển

D. Liên hệ

13. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm triết học Mác- Lênin: Cơ sở lý luận của quan điểm phát triển là:

A.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

B.Nguyên lý về sự phát triển

C.Phương pháp biện chứng

D. Phương pháp siêu hình

14. Phép biện chứng duy vật là gì? Xác định câu trả lời đúng nhất.

A. Là khoa học nghiên cứu về sự vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

B. Là khoa học nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy

C. Là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.

D. Là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của xã hội loài người và của tư duy.

15.Yêu cầu của quan điểm toàn diện là gì? Xác định câu trả lời đúng nhất.

A. Phải xem xét một số mối liên hệ của sự vật hiện tượng.

B.Trong các mối liên hệ đó phải nắm được mối liên hệ cơ bản, không cơ bản, mối liên hệ chủ yếu, thứ yếu để thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển

C. Phải xem xét tất cả các mặt các mối liên hệ và các khâu trung gian của sự vật hiện tượng, đồng thời phải nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành nên sự vật.

D. Chỉ cần xem xét những mối liên hệ bên ngoài là đủ

16. Xác định câu trả lời đúng nhất theo quan điểm triết học Mác- Lênin:Quan điểm toàn diện yêu cầu.

A .Phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng yếu tố, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật, hiện tượng.

B .Không cần phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt,từng yếu tố, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật, hiện tượng.

C. Chỉ cần đánh giá đúng vị trí, vai trò của những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu của sự vât, hiện tượng là đủ

D. Cả B và C

17. Xác định câu đúng theo quan điểm của triết học Mác- Lê nin :

A. Phát triển của sự vật không có tính kế thừa.

B. Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng đó là sự kế thừa nguyên xi cái cũ hoặc lắp ghép từ cái cũ sang cái mới một cách máy móc về mặt hình thức.

C. Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng trên cơ sở có phê phán, chọn lọc, cải tạo và phát triển.

D. Cả A và B

18. Đặc trưng bản chất nhất của ý thức là:

A. Phản ánh sáng tạo trên cơ sở thực tiễn

B. Khả năng tiếp nhận thông tin

C. Lưu giữ thông tin

D. Phản ánh thế giới một cách bị động

19. Quy luật nào của phép biện chứng vạch ra khuynh hướng của sự phát triển?

A. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại

B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

C. Quy luật phủ định của phủ định

D. Không có quy luật nào

20. Quy luật nào của phép biện chứng vạch ra cách thức của sự phát triển?

A. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại

B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

C. Quy luật phủ định của phủ định

D. Không có quy luật nào

21. Quy luật nào của phép biện chứng vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển?

A. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại

B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

C. Quy luật phủ định của phủ định

D. Không có quy luật nào

22. Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả tồn tại như thế nào

A. Tồn tại phụ thuộc vào thuộc tính của đối tượng

B. Tồn tại phụ thuộc vào khả năng tiên đoán của chủ thể

C. Tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng

D. Tồn tại phổ biến trong tư duy logic của chủ thể

23. Hình thức cơ bản nhất của hoạt động thực tiễn là gì?

A. Hoạt động sản xuất vật chất

B. Hoạt động tinh thần

C. Hoạt động chính trị xã hội

D. Hoạt động thực nghiệm khoa học

24. Các bộ phận cấu thành thực tiễn?

A. Là hoạt động vật chất – cảm tính, mang tính lịch sử – xã hội của con người

B. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội

C. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học

D. Là hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần của con người

25. Điền vào chỗ trống để hoàn thành luận điểm của Ănghen:” Phép biện chứng duy vật chẳng qua chỉ là môn khoa học về ........... của sự vận động vàphát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.”

A Mối liên hệ phổ biến

B. Những sự tồn tại

C. Những quy tắc chung

D. Những nguyên lý

26. Theo Lenin :” Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của vậtđó.” Luận điểm trên thể hiện quan điểm nào trong nhận thức?

A. Quan điểm khách quan

B. Quan điểm toàn diện

C. Quan điểm lịch sử - cụ thể

D. Quan điểm phát triển

27. Những nguyên tắc đòi hỏi trong nhận thứuc sự vật, cần phải đặt nó trongmột không gian, tgian, bối cảnh nhất định mà sự vật đó tồn tại là gì?

A. Quan điểm toàn diện

B. Quan điểm phát triển

C. Quan điểm lịch sử- cụ thể

D. Quan điểm duy vật

28. Câu thành ngữ “Rút dây động rừng” về cơ bản phản ánh nguyên lý nào của phép biện chứng duy vật?

A. Về mối liên hệ phổ biến

B. Về sự phát triển

C. Phủ định biện chứng

D. Mâu thuẫn biện chứng

29. Cặp phạm trù nào dưới đây  không thuộc sáu cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật?

A. Bản chất và hiện tượng

B. Tất nhiên và ngẫu nhiên

C. Khả năng và hiện thực

D. Hữu hạn và vô hạn

30. Nhận định nào dưới đây là sai  theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

A. Hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi

B. Hiện tương đôi khi xuyên tạc bản chất

C. Bản chất và hiện tượng về cơ bản thông nhất

D. Bản chất là cái cố định, bất biến

31. Vớiphạm trù nội dung và hình thức của phép biện chứng duy vật, hãy xác định yếu tố nào là biểu hiện về mặt hình thứuc của phân tử nước?

A. Màu sắc biểu hiện của nước

B. Số lượng nguyên tử hidro và oxy

C. Các thuộc tính vốn có của nước

D. Liên kết nguyên tử hidro và oxy

32. Giữa nội dung và hình thức, yếu tố nào chậm biến đổi hơn?

A. Nội dung

B. Hình thức

A. Hình thức biến đối chậm hơn

C. Tốc độ như nhau

33. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu : Khả năng tất nhiên là loại khả năng được hình thành do ........... của sự vật quy định

A. Tổng hợp những mặt

B. Nguyên nhân bên trong

C. Quy luật vận động

D. Do liên hệ bên ngoài

34. Từ lý luận cặp phạm trù nội dung và hình thức, hãy chỉ ra : yếu tố nào đươc biểu hiện về mặt hình thức cùa một đội bóng đá?

A. Màu áo của các cầu thủ mặc

B. Số lượng cầu thủ trên sân

C. Logo biểu tượng của đội

D. Chiến thuật của huấn luyện viên

35. Với lý luận cặp phạm trù nội dung và hình thức của phép biện chứng duy vật, giải thích nào sau đây là đúng?

Quá trình vận động của bản thân sự vật, nội dung và hình thức của nó, từ chỗ thống nhất lại trở thành mâu thuẫn, xung đột bởi vì ở sự vật ..............

A. Nội dung và hình thức luôn biến đổi

B. Nội dung biến đổi chậm hơn hình thức

C. Nội dung bất biến còn hình thức biến đổi

D. Hình thức biến đổi chậm hơn nội dung

36. Phạm trù triết học nào dùng để chỉ cái bắt nguồn một cách hợp quy luật từ những mối liên hệ cơ bản bên trong sự vật quy định?

A. Ngẫu nhiên

B. Nội dung

C. Hình thức

D. Tất nhiên

37. Phạm trù triết học nào dùng để chỉ cái bắt nguồn từ nhữung mối liên hệ bên ngoài của sự vật chứ không phải từ quá trình phát triển có tính quy luật bên trong sự vật quy định?

A. Ngẫu nhiên

B. Tất nhiên

C. Hình thức

D. Nội dung

38. Với lý luận phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên của phép biện chứng duy vật, hãy chỉ ra nhận định sai?

A. Ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên

B. Tất nhiên tồn tại bên cạnh ngẫu nhiên

C. Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại khách quan

D. Ngẫu nhiên có thể chuyển hóa thành tất nhiên

39. Với lý luận phạm trù khả năng và hiện thực của phép duy vật biện chứng ,hãy chỉ ra nhận định đúng?

“Nhà nước cộng hòa XHCN VN là ............”

A. Khả năng chủ quan

B. Khả năng khách quan

C. Hiện thực khách quan

D. Hiện thực chủ quan

40. Qua phát biểu :” Nếu bản chất và hiện tượng luôn có sự thống nhất với nhau thì mọi khoa học trở nên thừa”, C.Mác muốn khẳng định điều gì?

A. Bản chất va hiện tượng có sự thống nhất

B. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan

C. Bản chất là cái chi phối hiện tượng

D. Bản chất và hiện tượng có mâu thuẫn

41. Trả lời nào sau đây là chính xác cho câu hỏi sau:” Tại sao khoa họckhông dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu vào nắm bắt cái bản chất sự vật:”Bởi vì mỗi sự vật ...........

A. Bản chất là cái chi phối sự vật

B. Hiện tượng đôi khi xuyên tạc bản chất

C. Bản chất và hiện tượng có sự thống nhất

D. Bản chất và hiện tương tồn tại khách quan

42. Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp khái niệm về khả năng :”Khả năng là phạm trù triết học chỉ ......khi có điều kiện thích hợp”

A. Những tiền đề tạo nên sự vật mới

B. Cái chưa có, nhưng sẽ xuất hiện

C. Năng lực con người, sẽ xuất hiện

D. Mọi sự vận động của sự vật

43. Phạm trù triết học dùng để chỉ những gì đang có, đang tồn tại gọi là gì?

A. Hiện thực

B. Khả năng

C. Tất nhiên

D. Ngẫu nhiên

44. Phạm trù triết học chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất gọi là gì?

A. Cái đơn nhất

B. Hiện tượng

C. Cái riêng

D. Hình thức

45. Chọn câu trả lời chính xác:

Mỗi sự vật trong điều kiện xác định có ...........

A. Vô tận các thuộc tính

B. Một số thuộc tính xác định

C. Một số thuộc tính nhất định

D. Hai thuộc tính đối lập

46. Hãy tìm từ phù hợp để điền vào chỗ trống:

“Ý thức chẳng qua chỉ là ......... được đem chuyển vào trong đàu óc con người

và được cải biên đi ở đó.”

A. Vật chất

B. Thông tin

C. Vật thể

D. Hình ảnh

47. Lựa chọn câu điền vào chỗ trống để hoàn thành nhận định của chủ nghĩa duy vật biện chứng :”  Trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, ở những điều kiện nhất định ......... có thể chuyển hóa thành cái chung và ngược lại”

A. Cái đơn nhất

B. Cái riêng

C. Bản chất

D. Nội dung

48. Muốn làm thay đổi chất của sự vật cần phải:

A. Kiên trì tích lũy về lượng đến mức cần thiết

B. Tích lũy lượng tương ứng với chất cần thay đổi

C. Làm thay đổi cấu trúc của sự vật

D. Cả a, b, c

49. Quy luật nào được V.I.Lênin xác định là hạt nhân vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của phép biện chứng?

A. Quy luật phủ định của phủ định;

B. Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại;

C. Quy luật về mối liên hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

D. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

50. Mối quan hệ giữa đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập trong một mâu thuẫn:

A. Đấu tranh là tuyệt đối

B. Thống nhất là tuyệt đối

C. Đấu tranh là tương đối

D. Đấu tranh là tuyệt đối và thống nhất là tương đối

51. Ví dụ nào đưới đây là một chân lý?

A. Trái đất là một hành tinh.

B. Mặt trời mọc ở hướng đông.

C. Con vua thì lại làm vua, con sải ở chùa lại quét lá đa.

D. Chân lý thuộc về kẻ mạnh.

52. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

A. Chân lý có tính khách quan

B. Chân lý có tính tương đối

C. Chân lý có tính trừu tượng  

D. Chân lý có tính cụ thể

 

Ths. Đoàn Thị Cẩm Vân