star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Giới thiệu sách Địa lý hành chính và tập quán của người Việt


Nổi tiếng với các công trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam như Hội hè lễ Tết của người ViệtSinh hoạt của người Việt: Cư trú – Kiến trúc – Hát đối… Thế nhưng có một tác phẩm đánh dấu sự chuyển biến trong hướng nghiên cứu của học giả Nguyễn Văn Huyên mà ít người biết đến, đó là Địa lý hành chính và tập quán của người Việt.

Được Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Nhã Nam ấn hành, sách gồm 2 phần trọng yếu. Trong đó, ở phần thứ nhất, GS Nguyễn Văn Huyên tập trung đi sâu vào lịch sử phân chia các đơn vị hành chính trong tỉnh Bắc Ninh. Phần này được dịch từ bản thảo cuốn Bức tranh địa lý hành chính của một tỉnh Việt Nam xưa: Tỉnh Bắc Ninh (hay Kinh Bắc) do ông viết bằng tiếng Pháp. Phần thứ 2 là tổng hợp những di cảo về đời sống, phong tục, thiết chế của người dân tại tổng Dương Liễu (xưa thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, nay thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội). Kèm theo đó là một số phụ lục liên quan tới việc tổ chức thi cử, cách đặt tên trong dòng tộc nhà Nguyễn…

Bằng các số liệu vẫn còn tồn tại cũng như phân tích hợp lý, học giả Nguyễn Văn Huyên đã mang đến cái nhìn mới mẻ và đầy bất ngờ về các nỗ lực “quy hoạch” của chính quyền thuộc địa, những như rất nhiều hạn chế vẫn còn ở đó trong tâm thức sau “lũy tre làng”. Địa lý hành chính và tập quán của người Việt là một tác phẩm hữu ích, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước đang tiến hành cải cách hành chính, và thực hiện công cuộc chấn hưng văn hóa như là hiện nay.

 

 

Tổng hợp

Th.S Hồ Thị Ái Phương