star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

QUY ĐỊNH DỰ TUYỂN NGÀNH THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ


CÁC QUY ĐỊNH DỰ TUYỂN NGÀNH THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ
1. Quy định chung
- Môn thi tuyển sinh
•    Môn thi Cơ bản: Lịch sử Quan hệ quốc tế
•    Môn thi Cơ sở: Quan hệ đối ngoại Việt Nam từ năm 1945 đến nay
•    Môn Ngoại ngữ: Tiếng Anh  
- Đối tượng tuyển sinh
+ Văn bằng: 
•    Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Quốc tế học, Quan hệ quốc tế hoặc phù hợp với ngành Quan hệ quốc tế;
•    Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần với ngành đăng ký dự thi, bao gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Triết học, Kinh tế học, Luật học, Chính trị học, Châu Á học/Đông Phương học, Việt Nam học, Xã hội học, Văn hóa học, Nhân học, Tôn giáo học, Báo chí học, Quan hệ công chúng, Thông tin đối ngoại, Chính sách công, Quản lý xã hội, Quốc phòng, An ninh,… sau khi đã học bổ túc kiến thức (9 tín chỉ) để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Quan hệ quốc tế;
- Danh mục ngành gần với chuyên ngành Quan hệ quốc tế
- Ngành gần: Ngoại ngữ, Lịch sử, Triết học, Kinh tế học, Luật học, Chính trị học, Châu Á học/Đông Phương học, Việt Nam học, Xã hội học, Văn hóa học, Nhân học, Tôn giáo học, Báo chí học, Quan hệ công chúng, Thông tin đối ngoại, Chính sách công, Quản lý xã hội, Quốc phòng, An ninh… và có bằng tốt nghiệp đại học thuộc nhóm ngành ngành KHXH&NV.
- Danh mục các học phần bổ sung kiến thức
Danh mục các học phần bổ sung kiến thức cho các đối tượng dự thi ngành gần
TT    TÊN HỌC PHẦN    SỐ TÍN CHỈ
1    Lịch sử Quan hệ quốc tế    3
2    Quan hệ đối ngoại Việt Nam    3
3    Quan hệ quốc tế châu Á – Thái Bình Dương    3
    Tổng cộng    9
¬
2. Chính sách ¬ưu tiên
2.1. Đối tượng ưu tiên
a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc  điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Th¬ương binh, ng¬ười hư¬ởng chính sách như¬ th¬ương binh;
c) Con liệt sĩ;
d) Anh hùng lực lư¬ợng vũ trang, anh hùng lao động;
đ) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a, Khoản này;
e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
2.2. Mức ưu tiên
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng một điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản.
2.3. Hồ sơ đăng ký dự thi
1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu).  
2. Lí lịch khoa học (theo mẫu) dán ảnh cá nhân có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (đối với người chưa có việc làm)
3. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố.
4. Quyết định tiếp nhận hoặc điều động công tác để xét về đối tượng ưu tiên, bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền các loại giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
(Các đối tượng ưu tiên theo khu vực phải có quyết định tiếp nhận công tác của cấp có thẩm quyền hoặc có quyết định điều động của cấp có  thẩm  quyền đến các vùng, khu vực ưu tiên đã nêu trên và xác nhận của UBND Phường/Xã về việc cơ quan đó đóng tại địa bàn được ưu tiên. Người dân tộc thiểu số nộp bản sao chứng minh nhân dân và bản sao hộ khẩu (có công chứng)).
5. Một bản sao có công chứng hoặc nơi cấp sao y bằng tốt nghiệp đại học. Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần nộp kèm chứng chỉ bổ túc kiến thức do Trường Đại học Duy Tân cấp.
6. Chứng chỉ miễn ngoại ngữ (nếu có).
7. Hai phong bì có dán tem ghi địa chỉ liên lạc của thí sinh. Hai ảnh 4x6 chụp chân dung trong thời gian 1 năm tính đến ngày dự thi, ghi họ tên, ngày sinh, nơi sinh ở mặt sau ảnh.
b. Thí sinh nộp Hồ sơ đăng ký dự thi cho cơ sở đào tạo chậm nhất là 30 ngày trước ngày thi môn đầu tiên.
c. Cơ sở đào tạo lập danh sách thí sinh dự thi, làm thẻ dự thi, gửi giấy báo thi cho thí sinh chậm nhất 15 ngày trước ngày thi môn đầu tiên.