star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ (BẬC CAO HỌC)


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ
1. Mục tiêu của Chương trình đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
- Chương trình đào tạo thạc sĩ Quan hệ quốc tế.
- Mục tiêu chương trình là đào tạo những người nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại có trình độ cao về lý luận và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có liên quan đến lĩnh vực đối ngoại.
1.2 Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp kiến thức hệ thống và nâng cao về lý thuyết quan hệ quốc tế, về những vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế trong lịch sử cũng như hiện tại, những vấn đề toàn cầu và khu vực, về xu hướng phát triển của thế giới.
- Cung cấp kiến thức hệ thống và nâng cao về những vấn đề đường lối đối ngoại của Cách mạng Việt Nam, lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ Đổi mới.
- Rèn luyện phương pháp nghiên cứu các vấn đề quốc tế, các vấn đề đối ngoại của Việt Nam để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và nêu lên những dự báo, kiến nghị.
- Nâng cao trình độ hiểu biết và kỹ năng nghiên cứu các vấn đề quốc tế, kỹ năng vận dụng lý luận và phương pháp vào thực tiễn của công tác đối ngoại và những công việc liên quan đến hợp tác quốc tế của đất nước hay của cơ quan. 
- Có thể phát huy năng lực trong các lĩnh vực công tác về quan hệ quốc tế thuộc các cơ quan đối ngoại ở trung ương và địa phương, các trường đại học và viện nghiên cứu, các cơ quan an ninh và thông tấn báo chí, các cơ sở văn hóa và dịch vụ, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài...
2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
2.1. Chuẩn về kiến thức, năng lực chuyên môn
a)    Kiến thức chung trong Đại học Duy Tân 
    - Nắm vững thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác – Lênin; Có kiến thức nâng cao về ngoại ngữ và sử dụng được những kiến thức nói trên trong học tập và nghiên cứu khoa học.
b)    Kiến thức nhóm chuyên ngành
    - Nắm vững những tri thức nền tảng, cốt lõi về quan hệ quốc tế như lý thuyết và lý luận quan hệ quốc tế cũng như sử dụng được phương pháp đa ngành, liên ngành trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Có cái nhìn toàn diện về quan hệ quốc tế và có khả năng vận dụng các tri thức đó trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.  
c)    Kiến thức chuyên ngành
    - Nắm vững những tri thức chuyên sâu về quan hệ quốc tế như chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam và tình hình quan hệ quốc tế của thế giới hiện nay. Có khả năng phân tích và kiến giải được các hiện tượng và vấn đề trong quan hệ quốc tế. Có khả năng vận dụng các tri thức nói trên vào nghiên cứu và trong các công việc liên quan đến hoạt động đối ngoại.
d)    Yêu cầu đối với luận văn tốt nghiệp 
- Đề tài luận văn phải là một vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực quan hệ quốc tế
- Luận văn là kết quả lao động của chính học viên và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu của người khác.
- Nội dung luận văn thể hiện được các kiến thức về lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực quan hệ quốc tế.
- Kết quả của luận văn thể hiện được khả năng vận dụng phương pháp nghiên cứu và kiến thức chuyên ngành quan hệ quốc tế.
2.2.    Chuẩn về kĩ năng
e)    Kĩ năng nghề nghiệp
- Có khả năng tham gia giảng dạy trong lĩnh vực quan hệ quốc tế
- Có khả năng nghiên cứu và làm việc một cách chủ động và độc lập
- Có khả năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách khoa học
- Có khả năng tổ chức nghiên cứu và xây dựng kế hoạch làm việc
- Có khả năng nắm bắt, cập nhật, tập hợp, thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học trong các vấn đề liên quan đến chuyên ngành đào tạo
- Có khả năng tư duy logic, tư duy hệ thống, tư duy liên ngành và đa ngành
- Có tư duy phê phán
- Có kỹ năng phân tích sâu các vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế và quan hệ đối ngoại của Việt Nam
- Có khả năng vận dụng kiến thức vào nghiên cứu và trong công việc một cách chủ động, linh hoạt và khoa học
    - Có kỹ năng thuyết trình và tranh luận khoa học
f)    Kĩ năng bổ trợ 
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm như duy trì và phát triển nhóm cũng như quan hệ với các nhóm khác
- Có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức
- Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ tương đương chuẩn B1 của Khung tham chiếu Châu Âu (đối với tiếng Anh: tương đương 4,5 IELTS hoặc 477 TOEFL)
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành trong đọc tài liệu và trình bày vấn đề
2.3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức
g)    Trách nhiệm công dân
Là một công dân tốt, có các phẩm chất đạo đức xã hội như có lòng yêu nước, có ý thức phục vụ nhân dân, có trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng, có ý thức chấp hành đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước, …
h)    Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ
    Có đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp...
    Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như trung thực và trách nhiệm trong công việc, có ý thức cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có tinh thần độc lập trong công việc và hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức dân tộc
Có phẩm chất đạo đức cá nhân như có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tốt, năng động, tự chủ, chính trực, có ý thức phản biện, có tinh thần cầu tiến
i)    Thái độ tích cực, yêu nghề
    Say mê, tận tâm với công việc. Luôn tích cực, chủ động đóng góp ý kiến và sáng tạo trong công việc…