star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Học Quan hệ Quốc tế: Để có cơ hội trở thành nhà Ngoại giao giỏi


Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc thiết lập các mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới là yếu tố tất yếu để phát triển đất nước. Để đảm bảo cho các mối quan hệ quốc tế được diễn ra bền chặt và mang đến nhiều lợi ích, giữa các nước cần có một cầu nối quan trọng là nguồn nhân lực Quan hệ Quốc tế hay Ngoại giao. Mang trọng trách vô cùng quan trọng nên ngành học này cũng có những yêu cầu khá đặc biệt. Sinh viên tốt nghiệp không chỉ cần có bản lĩnh trong giao tiếp mà còn cần có một nền tảng kiến thức sâu rộng trong nhiều các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,… 

Điều đặc biệt là thời gian gần đây, có rất đông các thí sinh đăng ký theo học ngành này. Có thể bởi rất nhiều thí sinh muốn… làm việc “lớn” khi đã có sẵn sự tự tin, bản lĩnh; đồng thời muốn được trưởng thành hơn, được đương đầu với những khó khăn để rèn chính mình và vươn lên trong xã hội dù là ở bất cứ ngành nghề nào. Nắm bắt được nhu cầu đó, ĐH Duy Tân đã thiết lập các chiến lược và mô hình giáo dục đặc biệt nhằm đào tạo sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế có thể trở thành những nhà Ngoại giao đa năng và linh hoạt. 

1. Tăng cường ngoại ngữ, thực hành đối với ngành Quan hệ quốc tế
Hướng đến một phương thức đào tạo với chiến lược được hoạch định rõ, ngành Quan hệ quốc tế của ĐH Duy Tân luôn đặt mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, một cách hệ thống về Quốc tế học (Quan hệ Quốc tế, về Kinh tế và Luật pháp Quốc tế, về Lịch sử và Văn hóa thế giới, Kinh tế Đối ngoại, Ngoại giao Văn hóa...), về các khu vực trên thế giới, về chính sách và đường lối đối ngoại của nước ta. Chính vì vậy, nhà trường chú trọng đào tạo sinh viên tốt nghiệp có trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết trong hoạt động đối ngoại, đối nội cũng như trong mối quan hệ rộng rãi với công chúng trong và ngoài nước (thu thập và xử lý thông tin, phân tích xã hội, làm truyền thông, dự báo, lễ tân, đàm phán, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm nghiên cứu thông qua việc viết, thuyết trình và làm PR…)

2. Chương trình đào tạo
Thông thường, Ngành Quan hệ Quốc tế có thời gian đào tạo 4 năm. Để tạo sự thuận tiện cho người học, Trường ĐH Duy Tân đã thiết kế chương trình học Chương trình đào tạo được thiết kế theo học chế Tín chỉ, do đó sinh viên có thể liên thông ngang, liên thông dọc. Chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng thực tế nên sinh viên ra trường có thể áp dụng và tham gia vào các công việc có tính chất mở rộng và chuyên sâu. Sự khác biệt lớn nhất của chương trình đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế là học theo dự án PBL (Problem-Based Learning/Project-Based Learning - Học theo Vấn đề/Học theo Dự án). Với hình thức học trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng, sinh viên Ngành Quan hệ Quốc tế Duy Tân có thể vừa học vừa thực hành ngay khi đang ngồi trên giảng đường đã giúp sinh viên thích ứng nhanh với môi trường biến đổi nhanh như hiện nay.


3. Học bổng ưu đãi, ra trường sớm có việc làm
Không chỉ được thụ hưởng môi trường học tập với phương pháp giảng dạy hướng đến quyền lợi sinh viên, ĐH Duy Tân còn có nhiều chính sách học bổng lớn cho sinh viên ngành Quan hệ quốc tế. Trong suốt quá trình học tập, sinh viên được hưởng các chế độ ưu tiên cấp học bổng của Nhà trường và của các tổ chức tài trợ khác. Bên cạnh đó, còn được gặp gỡ, giao lưu với các nhà văn hóa, nhà ngoại giao lớn trong suốt thời gian học tập tại trường. Được đi tham quan, thực tế và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa nhằm phục vụ cho chương trình đào tạo và tính chất hướng nghiệp của chuyên ngành. Được khoa và nhà trường giới thiệu việc làm trong thời gian học và sau khi tốt nghiệp. Hầu hết sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế ra trường có việc làm với mức lương cao, trong những môi trường làm việc năng động dễ thăng tiến.

650

4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
Môi trường làm việc phong phú là thế mạnh của ngành Quan hệ quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong nước và quốc tế như: Nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề quốc tế tại các trường đại học, các viện khoa học, các cơ quan ngoại giao ở trung ương hay ở địa phương. Nghiên cứu các vấn đề quốc tế và làm công tác đối ngoại tại các cơ quan an ninh, quốc phòng, các cơ quan truyền thông, các cơ quan ngoại vụ. Hoặc làm việc trong các cơ quan đại diện, các cơ sở doanh nghiệp của Việt Nam và nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài. Làm công tác đối ngoại đa chiều trong các tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Làm việc trong các cơ sở kinh tế, văn hóa và du lịch, lữ hành quốc tế, khách sạn trong nước hoặc có liên doanh với nước ngoài. Làm vị trí quản lý nhân sự, ngân hàng, báo chí - truyền thông, quản lý resort, bar, trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện tại, sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ Quốc tế Duy Tân đang làm việc tại nhiều cơ quan, doanh nghiệp như: Bộ Công an, Vinatex, Nhà Xuất bản Thông tin & Truyền thông, Ngân hàng BIDV, Ngân hàng MB, Ngân hàng HDB, Đài Truyền hình Nghệ An, các Resort, Khách sạn, giảng viên ĐH Duy Tân, ĐH Hải Dương, ĐH Ngoại ngữ & Tin học Tp. HCM…


5. Đội ngũ giảng viên trình độ chuyên sâu
Sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế củaĐH Duy Tân được học tập với đội ngũ giảng viên là các Tiến sĩ, Thạc sĩ tốt nghiệp từ các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Australia… Hiện tại, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn có đội ngũ giảng viên gồm: 2 phó giáo sư, 5 tiến sĩ, và 19 thạc sĩ,…. Không chỉ chú trọng đầu tư cho công tác giảng dạy, khoa còn triển khai sâu rộng công tác nghiên cứu khoa học với khoảng 300 bài báo được đăng tải trong các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế.
Trong đó, có 14 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế như: The Journal of Interdisciplinary Networks, Journal of Southeast Asian Studies,… Khoa cũng tổ chức nhiều hội thảo, giúp giảng viên và sinh viên giao lưu, mở rộng kiến thức, như các Hội thảo Quốc tế “Cộng đồng ASEAN sau 2015: Thách thức và triển vọng”, “Phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn”, “Vai trò của khoa học xã hội và nhân văn trong trường ĐH”,… Khoa cũng đã xuất bản nhiều đầu sách để phục vụ nhu cầu tìm hiểu và học tập của giảng viên và SV như: Lịch sử văn minh thế giới, 7 Kỳ quan thế giới cổ đại, Quan hệ ASEAN - Trung Quốc, Hợp tác và hội nhập Đông Á,… đồng thời đang triển khai nhiều nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và cấp Tỉnh.