Simone de Beauvoir sinh ngày 9 tháng 1 năm 1908. Bà qua đời bảy mươi tám năm sau, vào ngày 14 tháng 4 năm 1986. Vào thời điểm bà qua đời, bà được vinh danh là một nhân vật quan trọng trong cuộc đấu tranh vì quyền của phụ nữ và là một nhà văn nổi tiếng khi giành được giải thưởng Prix Goncourt năm 1954 cho cuốn tiểu thuyết The Mandarins . Trong bối cảnh sôi động của giới tri thức Pháp đương thời, bà ghi dấu ấn là người đóng vai trò trung tâm trong các cuộc tranh luận triết học của thời đại cũng như vai trò là tác giả của các tiểu luận triết học, tiểu thuyết, kịch, hồi ký, nhật ký du lịch và bài báo, và là biên tập viên của Les Temps Modernes. Tuy vậy, để được thừa nhận là một nhà triết học hiện sinh có dấu ấn cá nhân rõ nét, S.D.Beauvoir phải mất cả cuộc đời với những cống hiến cho những hoạt động học thuật, thực tiễn có liên quan.
Trong lịch sử triết học, rất ít nhà triết học là nữ giới. Trong trường hợp của S.D.Beauvoir, bà không được giới học giả đương thời công nhận là một triết gia và bản thân bà chưa bao giờ nói rằng bà là một triết gia. Bà thừa nhận trong các tác phẩm văn học của mình, bà chỉ là “bà đỡ” của đạo đức hiện sinh của Jean Paul Sartre và làm cho nó phù hợp hơn với những gì bà muốn đề cập. Tuy vậy, bà không che dấu được chất hiện sinh trong những tác phẩm của mình, ảnh hưởng của bà ngày càng được khẳng định, đặc biệt đối với những vấn đề liên quan đến hiện tượng học, lý thuyết nữ quyền và chủ nghĩa hiện sinh.
“She came to stay” (Cô ấy đã đến để ở lại) là cuốn tiểu thuyết được xuất bản đầu tiên vào năm 1943, các học giả đánh giá đây là bước đột phá về tính triết học trong sáng tác của S.D.Beauvoir. Tác phẩm được đánh giá là một tiểu thuyết siêu hình, tính hiện sinh thể hiện ra trong những lập luận mơ hồ về trách nhiệm, giới hạn của tự do, sự cám dỗ, những phản kháng trước pháp luật… thông qua các mối quan hệ phức tạp của những nhân vật trong tiểu thuyết.
Một năm sau, tiểu luận triết học Pyrrhus và Cinéas được xuất bản. Xoay quanh việc giải quyết những câu hỏi liên quan đến chính trị và đạo đức, như: Làm sao tôi có thể trở thành chính mình? Liệu bạo lực có phải là công cụ hữu hiệu? Làm sao để xây dựng một mối quan hệ có tính đạo đức?...
Qua cuộc trò chuyện giữa Pyrrhus và Cineas, bà dẫn dắt tiểu luận thành hai phần. Phần một tập trung vào vấn đề bản thể học, tôi là một người tự do hữu hạn. Sau đó là những câu hỏi có tính chất hiện sinh được đặt ra: Làm thế nào tôi có thể là chính mình? Liệu tôi có thể sống với nguồn tài chính và đam mê của mình? Từ đó, những vấn đề đạo đức và chính trị được đề cập.
S.D.Beauvoir mở đầu Phần II với câu hỏi: Mối quan hệ của tôi với người khác là gì? Ở phần II, điểm đáng chủ ý là bà cho rằng chúng ta không bao giờ có thể trực tiếp chạm vào sự tự do của người khác và chỉ khi tự do thì các mối quan hệ mới trở nên người hơn. Qua đối thoại giữa Pyrrhus và Cineas S.D.Beaveour cho rằng các mối quan hệ rất hời hợt, là sự thể hiện của các bản thể khác, hoặc qua cam kết chung về một mục tiêu, giá trị chung. dọa phi nhân hóa.
Đạo đức của sự mơ hồ , xuất bản năm 1947, xem xét lại ý tưởng của Pyrros và Cinéas về tự do, xây dựng các khái niệm liên quan đến hiện tượng học. Cũng trong tác phẩm, bà đã thể hiện các quan điểm về triết học của Hegel, Husserl theo khuynh hướng bác bỏ. Các lập luận liên quan đến đạo đức trong tác phẩm mang dáng dấp của triết học Kierkeggard.
Trong Đạo đức của sự mơ hồ, S.D.Beauvoir xây dựng nội dung trên sự đối lập giữa nhóm nhân vật đạo đức và nhóm nhân vật phi đạo đức, bàn đến vấn đề đạo đức nói chung. Ngược lại, Giới tính thứ hai đã cụ thể hóa đối tượng, phản ánh đời sống thực tế của phụ nữ, đề cập cụ thể vai trò và vị trí của phụ nữ trong khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội, chính trị và tôn giáo. Đây là một tác phẩm có tính đột phá, một tác phẩm tiêu biểu của triết học nữ quyền.
Năm 1946, bà xuất bản cuốn tiểu thuyết All Men Are Mortal thể hiện thông điệp về sự hữu hạn của thời gian với sự đối lập giữa hai nhân vật chính là Fosca (một người bất tử) và Armand (cháu trai của Fosca là đại diện cho loài người đang đối mặt với sự hạn chế của thời gian). Một mục tiêu trừu tượng sẽ không đem đến hiệu quả, tương lai hay số phận của cá thể người nằm ở sự cam kết đối với hiện tại.
Ngoài ra, có những tác phẩm đáng chú ý nhất của bà là cuốn tiểu thuyết đoạt giải Prix Goncourt, The Mandarins (1954), cuốn sách du lịch America Day by Day (1948) và The Long March (1957) và các cuốn tự truyện: Hồi ức về một cô con gái đáng thương (1958), Điều quan trọng của cuộc sống (1960), Tất cả đã nói và xong (1972)./.
Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân – Giảng viên bộ môn LLCT