star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Giới thiệu về sách “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin


Charles Darwin (1809-1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá này là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật, có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.

Vào ngày này năm 1859, cuốn Nguồn Gốc Các Loài (tên đầy đủ: On Origin of Species by Means of Natural Selection – Về Nguồn gốc các loài qua Chọn lọc Tự nhiên), một công trình khoa học mang tính đột phá của nhà tự nhiên học Charles Darwin đã được xuất bản ở Anh. Lý thuyết của Darwin cho rằng sinh vật tiến hóa dần dần thông qua một quá trình mà ông gọi là “chọn lọc tự nhiên.” Trong quá trình này, những sinh vật có biến dị di truyền để phù hợp với môi trường sống thường có xu hướng sinh sôi nhiều hơn những sinh vật cùng loài nhưng không có sự thay đổi, từ đó làm ảnh hưởng đến tổng thể di truyền của các loài.

 

Tác phẩm Nguồn Gốc Các Loài gồm 14 chương và 2 phụ lục

Chương I: Biến đổi thuần hoá

Chương II: Biến đổi tự nhiên

Chương III: Đấu tranh sinh tồ

Chương IV: Chọn lọc tự nhiên

Chương V: Quy luật biến đổi

Chương VI: Những khó khăn về mặt lý thuyết

Chương VII: Bản năng

Chương VIII: Sự lai giống

Chương IX: Nhược điểm của cứ liệu địa chất

Chương X: Sự tiếp biến về mặt địa chất của các sinh thể

Chương XI: Phân bố địa lý

Chương XII: Phân bố địa lý (Tiếp theo)

Chương XIII: Mối quan hệ qua lại giữa các sinh thể: Hình thái học: Phôi thai học: những cơ quan sơ khai

Chương XIV: Tóm tắt và kết luận

Phụ lục 1. Bản tóm tắt lịch sử quá trình nhận thức về nguồn gốc các loài

Phụ lục 2. Lời giới thiệu của Ngài Julian Huxley

 

“Nguồn gốc các loài” (1859) đã có một tiếng vang lớn hay khơi ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, không những ở nước Anh – tổ quốc của Darwin, mà cả ở nhiều nước khác trên thế giới, do việc áp dụng nó một cách tự nhiên vào nguồn gốc loài người. Thuyết tiến hóa của Darwin đã được đại bộ phận giới sinh học công nhận, về cả nguyên lý và các sự kiện, dù ngày càng được bổ sung và phát triển cho đến nay. Nhưng số người chống đối nó cũng không ít, không chỉ khi Darwin còn sống, mà còn kéo dài cho tới bây giờ.

Cho dù thuyết tiến hóa ban đầu của Darwin vẫn còn có những hạn chế dưới ánh sáng của các hiểu biết hiện nay, nhưng nó vẫn có một ưu thế cơ bản trước các đối thủ là được đặt lại vấn đề và rất phát triển hiện nay. Quan niệm chọn lọc tự nhiên của Darwin đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực sinh học và y học, như chọn lọc tự nhiên với sự phát triển não của Gerald Edelman, chọn lọc tự nhiên và bệnh ung thư, thuyết tiến hóa hiện đại và hậu hiện đại… Dù thuyết tiến hóa đã thay đổi, nhưng Darwin vẫn được coi là một trong những người đổi mới vĩ đại, giúp chúng ta biết nhìn nhận thế giới bằng một con mắt khác, vì ông đã khắc sâu sự kiện tiến hóa vào tâm trí nhân loại.

Nhà xuất bản tri thức đã rất nhạy bén cho dịch lại cuốn “Nguồn gốc các loài”  từ nguyên bản đầu tiên năm 1895, nhân kỷ niện 200 năm ngày sinh của Darwin (1809 – 2009) và 150 năm (1859 – 2009) ra đời cuốn sách này. Đây là một tài liệu tham khảo rất tốt cho bạn đọc quan tâm đến thuyết của Darwin và đối chiếu nó với các thuyết tiến hóa khác đang được phát triển hiện nay.