star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Đọc “Thế giới phẳng” để tìm kiếm cơ hội tham gia vào quá trình toàn cầu hóa


Thomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông.

Với độ dài gần 700 trang, cuốn sách Thế giới phẳng có cấu trúc chặt chẽ với 7 phần chính:

Quá trình làm phẳng thế giới diễn ra như thế nào?

Mỹ và thế giới phẳng

Các nước đang phát triển và thế giới phẳng

Các công ty và thế giới phẳng

Bạn và thế giới phẳng

Địa chính trị và thế giới phẳng

Kết luận

Với logic sắc bén, Thomas L. Friedman đã miêu tả góc nhìn khác biệt về quá trình làm phẳng thế giới. Mối quan hệ giữa các nước đang phát triển, các công ty và thậm chí mối quan hệ giữa địa chính trị với thế giới phẳng. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”. Và khi thế giới là “phẳng”, bất cứ ai với trí thông minh, tiếp cận đến Google và máy tính không dây rẻ tiền, đều có thể tham gia vào cuộc tranh đua đổi mới. Khi thế giới là phẳng, bạn có thể đổi mới mà không cần phải di cư...”.

Đọc sách Thế giới phẳng, bạn sẽ nhận ra được nhiều vấn đề mà thế giới phải đối mặt trong thời kỳ toàn cầu hóa như việc áp lực phải phát triển để theo kịp thế giới đối với những người trẻ. Theo tác giả, thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa rất thú vị và đáng tự hào nhưng nó cũng tạo ra những thách thức mà chúng ta phải vượt qua để không bị đào thải.